Vi Sao Son Môi Không Chì Nhưng Mẹ Bầu Vẫn Không Thể Dùng?
ShareNội dung này được viết hoặc đã qua thẩm định bởi chuyên gia khoa học, và đăng tải độc quyền tại Mỹ Phẩm Hữu Cơ DR.HC ORGANICS. Vi phạm bản quyền sẽ bị xử lý theo pháp luật.
VỀ TÁC GIẢ
Dr. Chau là tiến sĩ khoa học, chuyên gia nghiên cứu mỹ phẩm, nhà giáo dục & viết sách tại Nhật & Mỹ. Cô trải qua hơn 20 năm sinh sống và hiện đang làm công việc nghiên cứu phát minh mỹ phẩm mới cho các tập đoàn hàng đầu tại nội địa Nhật Bản & Hoa Kỳ. Với niềm đam mê dành cho mỹ phẩm, Dr. Chau mong muốn truyền đạt những kiến thức mỹ phẩm đúng đắn và khoa học đến với cộng đồng, và chia sẻ bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái cho phụ nữ khắp nơi trên thế giới.
Đăng kí email tại đây để Dr. Chau gửi cho bạn các bài viết mới nhất!
Ở một bài viết trước đây Châu từng đề cập về chì trong son môi, hóa ra nếu dùng son làm đúng quy định thì chì trong son môi lại thực sự không phải là vấn đề kinh khủng đến mức đe dọa như nhiều người chúng ta vẫn nghĩ. Nhưng, dường như nhắc đến son thì chúng ta cứ bị xoáy vào chủ đề đó, đến mức quên đi một yếu tố khác trong son đáng phải lưu tâm hơn, đó là: MÀU HÓA HỌC !
VÌ SAO NHÀ SẢN XUẤT CHUỘNG DÙNG MÀU HÓA HỌC?
Trong mỹ phẩm makeup đại trà trên thị trường, bất kể giá thành từ thấp đến cao, bất kể thương hiệu từ nhỏ đến lớn, màu thiên nhiên được sử dụng rất rất ít, mà phần lớn son và mỹ phẩm makeup thường sử dụng màu hóa học (Coal/Tar colors). MÀU HÓA HỌC còn được gọi là màu FD&C, màu D&C hay LAKE.
Lý do đơn giản là màu hóa học luôn cho ra thành phẩm có màu sắc tươi tắn bắt mắt hơn rất nhiều so với màu thiên nhiên, lên màu đậm, bền màu, mà màu sắc lại rất đa dạng. Ngoài ra, giá thành của màu hóa học lại rẻ hơn rất nhiều so với màu thiên nhiên. Chưa kể đến việc, về mặt điều chế mỹ phẩm, dùng màu hóa học dễ điều chế được sản phẩm bền hơn, còn nếu dùng màu khoáng thiên nhiên đòi hỏi đội ngũ nghiên cứu & chế biến phải mất nhiều công sức và thời gian hơn để ổn định công thức. Do đó, nhà sản xuất chắc chắn lựa chọn màu hóa học vì rất nhiều lợi ích như son lên màu sắc bắt mắt, giá thành rẻ, lại dễ điều chế.
TÁC HẠI NGUY HIỂM CỦA MÀU HÓA HỌC
Son nào mà không có màu ?! Có lẽ vì điều đó nên nhiều người trong chúng ta dễ bị ngộ nhận rằng MÀU SẮC là một yếu tố hiển nhiên, không cần lưu tâm đến. Nhưng, màu cũng có nhiều loại màu. Ngay cả màu dùng cho mỹ phẩm cũng có những quy định riêng, có loại chỉ được dùng cho sản phẩm makeup rồi phải rửa trôi (không được lưu lại trên da), có màu chỉ được dùng cho nails (móng tay) hay cho body nhưng không được dùng cho mặt, có loại màu thì được dùng cho face nhưng lại bị cấm dùng cho vùng môi hay mắt v.v..., người tiêu dùng hầu như không biết điều này! Và các nguyên liệu MÀU cũng là một trong số các thành phần hiếm hoi bị Cục Quản Lý Thưc Phẩm & Dược Phẩm Hoa Kỳ FDA quy định nghiêm ngặt & quản lý chặt chẽ nhất. Lý do đơn giản vì: NGUYÊN LIỆU MÀU CÓ NHỮNG TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG ĐẾN SỨC KHỎE NẾU BỊ DÙNG SAI MỤC ĐÍCH CHỈ ĐỊNH. Đây là điều mà hầu hết người tiêu dùng cũng không ngờ đến.
MÀU HÓA HỌC (MÀU FD&C, D&C HAY LAKE) DÙ DÙNG ĐÚNG MỤC ĐÍCH QUY ĐỊNH VẪN TIỀM ẨN NHIỀU MỐI NGUY HẠI NHƯ
- Tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
- Gây ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể
- Gây dị ứng
- Với mẹ bầu, có thể gây sinh con dị tật, ảnh hưởng thai nhi,...
- Và chì trong son môi nhiều hay ít, cũng có liên quan đến việc bạn sử dụng nguyên liệu màu gì trong son môi. Không phải nhà sản xuất cho chì vào son, mà nguyên liệu màu trong son chính là ngọn nguồn của chì, nói cách khác, chì chứa trong nguyên liệu màu dùng để làm son.
Hiện nay, chỉ 1 số loại màu hóa học bị cấm sử dụng, rất nhiều các loại đang “còn nằm trong vòng nghi vấn” nên vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm lẫn thực phẩm, và ít nhiều được cho là có gây ảnh hưởng đến sức khỏe (đang chờ thêm nghiên cứu để có kết luận cấm rõ ràng) . Đó là lý do vì sao bà bầu hay mẹ cho con bú được khuyến cáo KHÔNG NÊN SỬ DỤNG SON MÔI HAY MỸ PHẨM TRANG ĐIỂM THÔNG THƯỜNG, không phải vì vấn đề Chì như nhiều người vẫn nghĩ, mà vì MÀU HÓA HỌC.
CÁCH NHẬN BIẾT MÀU HÓA HỌC TRONG SON MÔI & MỸ PHẨM TRANG ĐIỂM
Bên dưới xin hướng dẫn các bạn 2 cách nhận biết màu hóa học trong son & mỹ phẩm trang điểm, đó là nhận biết từ bên ngoài qua trực quan (có tính chính xác tương đối), và nhận biết qua bảng thành phần sản phẩm (có tính chính xác tuyệt đối).
1.NHẬN DIỆN SƠ BỘ TỪ BỀ NGOÀI
-Những loại son màu rất tươi sáng + không nhũ --> KHẢ NĂNG RẤT CAO là chứa màu hóa học. Đặc biệt là các loại son màu hồng đậm.
-Ngoài trường hợp trên, các trường hợp khác như: son màu rất tươi sáng + có nhũ, hoặc son màu có độ trầm & tối --> CÓ THỂ CHỨA HOẶC KHÔNG CHỨA màu hóa học.
Tuy nhiên hãy nhớ kĩ, cách nhận biết bằng trực quan này chỉ CÓ TÍNH TƯƠNG ĐỐI, vì một số son thuần thiên nhiên vẫn có thể có các màu rất tươi sáng (như đỏ, cam), hoặc rất nhiều son tuy làm từ màu hóa học vẫn theo tone trầm. Và việc có trầm hay không, trầm nhiều hay ít, cũng phụ thuộc vào nhận xét chủ quan của mỗi người nữa. Muốn đánh giá chính xác son có dùng MÀU HÓA HỌC, các bạn cần làm theo cách 2: xem bảng thành phần.
2.NHẬN DIỆN QUA BẢNG THÀNH PHẦN
-Trên bảng thành phần, các nguyên liệu màu luôn được ghi ở những dòng gần cuối, do đó rất dễ dàng cho bạn "tóm" được. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, nguyên liệu màu trong son & mỹ phẩm trang điểm được ghi ngay sau dòng chữ May Contain ở cuối bảng thành phần. Màu Hóa Học luôn được ký hiệu bằng Tên màu sắc kết hợp với một con số, ví dụ: Red 202, Blue 1, Yellow 4 … Hoặc tương tự trong tiếng Nhật là 赤202, 青1, 黄4. Nếu là sản phẩm Made-in-USA, màu hóa học càng dễ nhận biết hơn bởi phía trước tên màu sắc còn có cụm từ "FD&C" hoặc "D&C", hoặc phía sau con số có từ "LAKE" (tùy màu). Ví dụ, bạn sẽ thấy hiển thị: FD&C Blue 1, FD&C Red 7 LAKE ... Bảng tóm tắt này sẽ hữu ích cho bạn:
MÀU HÓA HỌC HIỂN THỊ TRÊN BẢNG THÀNH PHẦN VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM:
- Nguyên liệu màu (nói chung) được ghi ở NHỮNG DÒNG CUỐI, hoặc sau cụm từ MAY CONTAIN
- Màu Hóa Học sẽ gồm TÊN MÀU SẮC + MỘT CON SỐ. Vd: (tiếng Anh) Red 202, (tiếng Nhật) 赤202
- Tên thành phần có chứa các cụm từ như: FD&C, D&C, LAKE
★ Một vài ví dụ minh họa ★
-Thỏi son xuất xứ từ Pháp này sử dụng nhiều nguyên liệu màu hóa học như Red 36, Red 6, Red 7 Lake, Yellow 6 Lake, Blue 1 Lake, v.v… .
- Thỏi son có xuất xứ từ Nhật này sử dụng các màu hóa học là Yellow 4, Yellow 5, Blue 1, Red 201, Red 202, Red 218 (được ghi bằng tiếng Nhật là 黄4、黄5、青1、赤201、赤202, 赤218 )
THAY LỜI KẾT
Hơn cả vấn đề chì, MÀU HÓA HỌC mới là vấn đề chúng ta rất cần quan tâm! Giống như câu chuyện gần đây về parabens. Trước giờ nhiều nơi vẫn dùng, sản phẩm vẫn sản xuất và bán ầm ầm. Đùng một phát, thời đại khoa học kỹ thuật & thông tin phát triển, nhiều nghiên cứu cảnh báo dùng 5 dẫn xuất đó của paraben là độc hại cho sức khỏe, thế là hàng nghìn sản phẩm bị thu hồi, người tiêu dùng thảng thốt vì quá ...sốc. Và chuyện này xảy ra ở thế kỉ 21 các bạn nhé, không phải thời xa xưa nào cả. Khoa học càng phát triển, chúng ta mới càng nhận thức rõ hơn được mức độ an toàn của các thành phần, bạn muốn chắc chắn trong vòng an toàn thì chính bạn phải là người hãy kiên dè, hạn chế, hoặc từ bỏ MÀU HÓA HỌC mà thôi, đâu biết sắp tới sẽ đến lượt màu nào sẽ bị cấm nữa. Và điều chắc chắn là, phụ nữ mang thai và cho con bú hãy tuyệt đối nói KHÔNG với son môi và sản phẩm trang điểm chứa MÀU HÓA HỌC.
Comments
0 Comments
XEM CÁC BÀI KHÁC THEO CHỦ ĐỀ
BÍ QUYẾT CHỐNG LÃO HÓA - BÍ QUYẾT CHỐNG NẮNG - BÍ QUYẾT KIỀM NHỜN - BÍ QUYẾT RỬA MẶT - BÍ QUYẾT TRẮNG DA - BÍ QUYẾT TRỊ MỤN, THÂM, SẸO - CHĂM SÓC MẸ BẦU - CHĂM SÓC BABY - KIẾN THỨC LOẠI DA - KIẾN THỨC MỸ PHẨM - REVIEW MỸ PHẨM - CHĂM SÓC DA MẶT & MAKEUP - CHĂM SÓC TÓC & BODY - CHĂM SÓC SỨC KHỎE - THÀNH PHẦN MỸ PHẨM HIỆU QUẢ - THÀNH PHẦN MỸ PHẨM GÂY HẠI - TIN TỨC & TẢN MẠN