My Cart

Close

📸 Nếu Mua Sữa Rửa Mặt Có Những Chất Này, Thì Mua Nước Rửa Chén Để Rửa Mặt Cho Đỡ Phí Tiền

Share    



VỀ TÁC GIẢ

Dr. Chau là tiến sĩ khoa học, chuyên gia nghiên cứu mỹ phẩm, nhà giáo dục & viết sách tại Nhật & Mỹ. Cô trải qua hơn 20 năm sinh sống và hiện đang làm công việc nghiên cứu phát minh mỹ phẩm mới cho các tập đoàn hàng đầu tại nội địa Nhật Bản & Hoa Kỳ. Với niềm đam mê dành cho mỹ phẩm, Dr. Chau mong muốn truyền đạt những kiến thức mỹ phẩm đúng đắn và khoa học đến với cộng đồng, và chia sẻ bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái cho phụ nữ khắp nơi trên thế giới.

Đăng kí email tại đây để Dr. Chau gửi cho bạn các bài viết mới nhất!



LỌ SỮA RỬA MẶT CỦA BẠN ĐƯỢC LÀM TỪ CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA... NƯỚC RỬA CHÉN. TƯỞNG HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LÀ SỰ THẬT !

Ảnh phía trên là chai NƯỚC RỬA CHÉN của nhà Châu, và Châu muốn các bạn nhìn bảng thành phần của nó: Phía sau Water là dung môi, thì đến hai thành phần là Sodium Lauryl Sulfate (còn được viết tắt là SLS) và một "người anh em" của nó là Sodium Laureth Sulfate (viết tắt là SLES). Hai thành phần này có tên gọi chung là Hợp chất SULFATE, chính là "trụ cột" của chai nước rửa chén này, vì nó chính là các thành phần giúp lấy đi vết bẩn và dầu mỡ trên chén đĩa. Các thành phần khác phía sau chỉ là bổ sung, ví dụ như chất tạo bọt, màu, mùi, chất bảo quản v.v...

 

Bây giờ hãy nhìn 2 lọ SỮA RỬA MẶT này (các ảnh trên), hoặc bạn có thể lật mặt sau để xem bảng thành phần lọ sữa rửa mặt bạn đang sử dụng. Chắc chắn nhiều người, sẽ nhìn thấy cũng có Sodium Lauryl Sulfate (SLSvà/ hoặc Sodium Laureth Sulfate (SLES) xuất hiện trong sữa rửa mặt của mình, ở những dòng đầu trên bảng thành phần (tức là những chất cấu tạo chính và có hàm lượng cao nhất).

 

Đúng vậy, Sữa Rửa Mặt của bạn được làm từ các thành phần chính của Nước Rửa Chén (các hợp chất SULFATE) ! Do đó, nếu hết tiền mua sữa rửa mặt, thì lấy nước rửa chén để rửa mặt tạm vậy, mặt vẫn sẽ sạch boong --> Okay, đó là NÓI ĐÙA thôi ! Thực tế, chúng ta không ai muốn lấy nước rửa chén để rửa mặt cả. Nhưng vì các bạn không hiểu về cấu tạo một lọ mỹ phẩm hoặc không quan tâm đến bảng thành phần mỹ phẩm, nên vô hình chung, bạn đang lấy "nước rửa chén" để rửa mặt mà không biết. 

Bây giờ hẳn trong đầu bạn có khá nhiều nghi vấn, và đó cũng là những điều mà bài viết này chia sẻ cùng bạn

  • Tại sao sữa rửa mặt mà lại làm từ thành phần chính là thành phần của nước rửa chén? Có phải sữa rửa mặt nào cũng vậy không?
  • Hợp chất SULFATE gây nguy hại gì cho làn da và sức khỏe? 
  • Làm cách nào để né tránh mỹ phẩm & sản phẩm chăm sóc da chứa SULFATE? (Hay nói cách khác: Phương pháp nhận biết một lọ sữa rửa mặt quảng cáo là cao cấp nhưng thực chất cấu tạo không khác nước rửa chén)

 

TẠI SAO SỮA RỬA MẶT LẠI LÀM TỪ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA NƯỚC RỬA CHÉN ? CÓ PHẢI TẤT CẢ SỮA RỬA MẶT ĐỀU VẬY?

Tất cả các sản phẩm có chức năng làm sạch, loại chất bẩn hay dầu nhờn ra khỏi da hoặc tóc (vd như sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội...) đều phải chứa một loại hoạt chất gọi là "hoạt chất tẩy rửa". Các hoạt chất tẩy rửa này có tác dụng lấy đi chất bẩn và dầu nhờn. Một lọ sữa rửa mặt (hay sữa tắm/ dầu gội) được cấu tạo từ rất nhiều thành phần, nhưng nếu thiếu hoạt chất tẩy rửa thì nó sẽ không có khả năng làm sạch nữa, và sản phẩm đó sẽ không còn là sữa rửa mặt nữa. Ví dụ nôm na cho dễ hiểu: bạn có một ly nước cam, trong ly nước cam thì ngoài Cam còn có nhiều thành phần khác như: nước, đường, đá lạnh... Thiếu nước, thiếu đường, hay thiếu đá, thì ly đó vẫn có thể gọi là ly nước cam, nhưng nếu thiếu Cam thì nó sẽ không còn là ly nước cam nữa. "Hoạt chất tẩy rửa" trong sữa rửa mặt đóng vai trò như Cam trong nước cam vậy, là thành phần chính yếu nhất, không thể thiếu! Tương tự vậy, trong Nước Rửa Chén, hoạt chất tẩy rửa cũng là thành phần chính yếu nhất, không thể thiếu.

Có hàng trăm loại hoạt chất tẩy rửa như vậy được sử dụng trong ngành mỹ phẩm, có loại là hoạt chất tẩy rửa nguồn gốc thiên nhiên, nhưng hầu hết các loại là hoạt chất tẩy rửa hóa học, mà trong số đó phổ biến nhất là các HỢP CHẤT SULFATE. Một số thương hiệu như Mỹ Phẩm Hữu Cơ DR.HC theo tiêu chí tuyệt đối nói KHÔNG với các chất tẩy rửa hóa học (bao gồm cả các hợp chất Sulfate). Tuy nhiên, thực tế là hầu hết mỹ phẩm có tính năng tẩy rửa trên thị trường lại rất chuộng sử dụng Sulfate vì loại hoạt chất tẩy rửa hóa học này được sản xuất công nghiệp với giá thành rẻ hơn nhiều, như vậy mới có thể dùng được cho nước rửa chén (là một loại hàng tiêu dùng có giá thành rẻ).

 

HỢP CHẤT SULFATE VÌ SAO NGUY HẠI CHO LÀN DA VÀ SỨC KHỎE?

Các bạn có đồng ý là, da mặt mình dù dơ đến mấy cũng không thể nào dơ như cái chảo dầu, hay cái bát dính đầy thức ăn, đúng không? Nước rửa chén có thể làm sạch boong các chất bẩn trên nồi niêu chén đĩa, thì đủ biết là khả năng tẩy rửa của nó mạnh như thế nào. Nếu tẩy rửa bằng những chất như vậy cho da mặt, tức là đang làm tổn thương và bào mòn da !

Nguy cơ lớn nhất khi sử dụng mỹ phẩm chứa SLS/ SLES hay các hợp chất Sulfate là gây kích ứng cho da, niêm mạc mắt, niêm mạc môi. Sulfates gây tổn thương & bào mòn da, làm suy giảm chức năng tự bảo vệ của da, do đó da có thể gặp rất nhiều bất trắc: sinh mụn, nám, tàn nhan, trở nên mẫn cảm với bất cứ tác động ngoại cảnh nào. Chưa kể đến việc là, Sulfates còn có thể gây nghẽn lỗ chân lông và trực tiếp gây mụn. Khi dùng cho tóc thì Sulfates có thể gây gàu vì nó đặc biệt làm khô da đầu.

Ngoài các ảnh hưởng tiêu cực đến da và tóc, bởi vì quá trình sản xuất chuyển SLS thành SLES sẽ tạo ra sản phẩm phụ là tạp chất 1,4-dioxane , đây là thành phần gây ung thư cho động vật và đang bị nghi ngờ là mầm mống gây ung thư cho con người, cũng như gây độc tính cho thận và cơ quan hô hấp, do đó, Sulfates còn dấy lên làn sóng nguy hại cho sức khỏe con người.

Một thông tin khác mà có lẽ ít người tiêu dùng biết đến đó là: cả SLS và SLES đã bị cấm sử dụng ở cộng đồng Châu Âu. Trong khi đó, các hợp chất này vẫn đang được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm ở nhiều nước như Nhật, Mỹ, Hàn quốc, và dĩ nhiên là cả Việt Nam. Việc một hợp chất bị cấm sử dụng, cho dù mới là chỉ ở một khu vực nào đó trên thế giới, cũng là "báo động đỏ" cảnh báo những tác hại và nguy cơ tiềm ẩn của nó đến sức khỏe con người, và chúng ta không biết sắp tới sẽ đến những quốc gia nào sẽ cấm nó nữa.

 

CÁCH NHẬN BIẾT SỮA RỬA MẶT, SỮA TẮM DẦU GỘI CHỨA SULFATE - CÁCH CHỌN MỸ PHẨM SULFATE-FREE (KHÔNG CHỨA SULFATE)

Hợp chất Sulfate, mà tiêu biểu nhất là Sodium Lauryl Sulfate (SLSvà/ hoặc Sodium Laureth Sulfate (SLES), thường được dùng như thành phần tẩy rửa chính trong sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, và cả kem đánh răng, do đó, thường đứng ở những dòng đầu bảng thành phần mỹ phẩm. Ngoài muối "Sodium", hợp chất Sulfate có khi cũng xuất hiện phổ biến dưới dạng muối "Ammonium" là Ammonium Lauryl Sulfate và Ammonium Laureth Sulfate.

 

CÁCH NHẬN BIẾT MỸ PHẨM CHỨA HỢP CHẤT SULFATES
  • Xuất hiện dưới dạng muối sodium với tên đầy đủ SODIUM LAURYL SULFATE hoặc SODIUM LAURETH SULFATE
  • Xuất hiện dưới dạng muối ammonium với tên đầy đủ AMMONIUM LAURYL SULFATE hoặc AMMONIUM LAURETH SULFATE
  • Thường xuất hiện những dòng đầu bảng thành phần (tuy nhiên cũng có khi xuất hiện giữa bảng thành phần khi không được sử dụng như thành phần chính)
  • Lọ sản phẩm có thể sử dụng 1 trong số các thành phần tẩy rửa hóa học trên, hoặc tất cả.

 

Quan điểm của DR.HC với CÁC HỢP CHẤT SULFATE

Tất cả mỹ phẩm DR.HC TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng SLS/ SLES & CÁC HỢP CHẤT SULFATE, vì những ảnh hưởng tiêu cực mà các thành phần này đem đến cho làn da & sức khỏe.

 

Chúc các bạn có được làn da khỏe - đẹp lâu dài với các loại mỹ phẩm lành tính!

 

HƯỚNG DẪN LÀM ĐẸP BỞI CHUYÊN GIA
VIDEO MỚI NHẤT TUẦN NÀY:
CÁCH NHẬN BIẾT SỮA RỬA MẶT CHỨA HÓA CHẤT GÂY HẠI DA

 

 

Share