My Cart

Close

Rạn Da Khi Mang Thai: Nguyên Nhân & Giải Pháp

Share    



VỀ TÁC GIẢ

Dr. Chau là tiến sĩ khoa học, chuyên gia nghiên cứu mỹ phẩm, nhà giáo dục & viết sách tại Nhật & Mỹ. Cô trải qua hơn 20 năm sinh sống và hiện đang làm công việc nghiên cứu phát minh mỹ phẩm mới cho các tập đoàn hàng đầu tại nội địa Nhật Bản & Hoa Kỳ. Với niềm đam mê dành cho mỹ phẩm, Dr. Chau mong muốn truyền đạt những kiến thức mỹ phẩm đúng đắn và khoa học đến với cộng đồng, và chia sẻ bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái cho phụ nữ khắp nơi trên thế giới.

Đăng kí email tại đây để Dr. Chau gửi cho bạn các bài viết mới nhất!



Mang thai là niềm vui lớn trong cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên, cùng với niềm vui đó, một trong các mối quan tâm hàng đầu của người phụ nữ là làm sao giữ gìn được da vẻ, dáng vóc. Trong đó, rạn bụng khi mang thai là một trong các vấn đề được quan tâm nhiều nhất từ chị em phụ nữ. Nhiều bạn hỏi Châu về sản phẩm chống rạn da bụng/ ngực/ đùi... khi mang thai. Châu mong qua bài viết này trước tiên giúp các bạn dễ hiểu hơn về nguyên nhân rạn da, và sẽ chuẩn bị tư thế tốt nhất để phòng ngừa & dưỡng da hiệu quả trong thời gian mang thai nhé.


Bài viết đã được đăng trên chuyên mục làm đẹp của Tạp chí Nhật - Việt KILALA. Link bài viết online trên Kilala

Tên bài viết: Rạn bụng khi mang thai: Nguyên nhân & Giải pháp
Tác giả:       Dr. Huynh Ngoc Chau


 

NGUYÊN NHÂN RẠN BỤNG KHI MANG THAI

Khi mang thai bụng sẽ to lên, cùng với việc em bé lớn dần lên trong cơ thể , thì lớp da của người mẹ cũng sẽ căng ra. Tuy nhiên, tùy vào từng lớp da mà “cách căng ra” khác nhau.
Da phân chia làm 3 lớp chính : lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì (còn gọi là lớp mỡ dưới da). Khi mang thai, các tế bào mỡ trong lớp hạ bì tăng lên. Lớp biểu bì có thể co dãn tốt, nhưng một phần lớp trung bì và lớp hạ bì thì lại không có tính đàn hồi như thế, nên sẽ không thể căng dãn kịp như lớp biểu bì . Vì thế sẽ dễ xảy ra hiện tượng đứt các sợi đàn hồi collagen cũng như dẫn đến nứt da. Kết quả là từ bên ngoài sẽ nhìn thấy những mạch máu đỏ tím lằn phía dưới da , gọi là vết rạn bụng khi mang thai.

(Ảnh sưu tầm: minh họa về hiện tượng rạn bụng)

 

CÓ PHẢI AI CŨNG BỊ RẠN BỤNG KHI MANG THAI ?

Rạn bụng thì có người bị, có người không ,nhưng bản thân ko thể biết được khi chưa mang thai một lần. Tuy nhiên, theo cơ chế hình thành của vết rạn, có thể dự đoán được phần nào những người dễ bị rạn bụng, và thời kì dễ hình thành vết rạn.

Người dễ hình thành vết rạn bụng:

  • Người tăng cân nhiều trong quá trình mang thai : Một số nghiên cứu cho thấy những người tăng quá 12kg khi mang thai thường dễ bị rạn bụng hơn những người vận động và ăn uống thích hợp để kiểm soát được cân nặng.
  • Người có vóc người nhỏ, ốm
  • Người mang nhiều thai nhi một lúc (sinh đôi, sinh ba v.v…)
  • Người mang thai muộn (trên khoảng 35 tuổi) : khi đó độ đàn hồi của da cũng giảm
  • Người đã từng sinh nở
  • Người có lớp mỡ dưới da dầy
  • Người có da bụng khô

Thời kì dễ hình thành vết rạn nhất: chính là lúc "tăng cân đột ngột" !
◆ Thời kì mang thai khoảng tháng thứ 3-4 , lúc đã qua ốm nghén, người phụ nữ mang thai sẽ thèm ăn hơn, lúc này cần chú ý đến cân nặng cơ thể .
◆ Thời kì mang thai tháng thứ 8 đến tháng cuối của thai kì , đặc biệt vào tháng thai kì cuối, thai nhi đã trưởng thành đầy đủ, những người ko hình thành vết rạn cũng sẽ có thể hình thành khi này.

 

GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NHẤT ĐỂ NGĂN NGỪA RẠN BỤNG KHI MANG THAI

Nếu đã bị rồi thì rất mất thời gian để có thể làm cho vết rạn biến mất, nên giải pháp tốt nhất đó là các mẹ hãy PHÒNG NGỪA đừng để bị rạn bụng. Hãy chăm sóc cơ thể cẩn thận nhất trước đó, để tránh hình thành vết rạn. Đây là một số giải pháp:

1. Massage da bằng sản phẩm kem trị rạn bụng dành cho mẹ bầu
Massage từ bên ngoài giúp cho da thêm mềm mại, lại hiệu quả cho sự lưu thông và tuần hoàn máu. Tuy nhiên, massage lên bụng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nên khi massage phải tránh massage mạnh, nên nhẹ nhàng như đang nâng niu, vuốt ve nhé.

Về cách massage chi tiết , các bạn hãy xem tại bài viết này Phương pháp massage chống rạn da bụng, ngực, đùi khi mang thai. Đây là cách thức phổ biến đang được sử dụng tại Nhật Bản. Khi massage để tránh cọ sát mạnh vào da, các mẹ nhất thiết cần sử dụng sản phẩm massage bụng an toàn cho mẹ bầu. 

2. Cung cấp những thành phần có lợi cho việc phòng ngừa rạn bụng.
Uống nhiều nước, cung cấp độ ẩm từ bên trong cơ thể. Khi thiếu nước, dễ dẫn đến khô da, làm hiện tượng nứt nẻ dễ xảy ra, và dễ hình thành rạn bụng hơn.

3. Đầu tư thời gian chăm sóc da nhé !
Dẫu có mua nhiều kem dưỡng da tốt đến mấy, mà không chăm sóc da đều đặn, thường xuyên thì cũng không có nhiều hiệu quả được. Nên các mẹ hãy cố gắng tập cho mình thói quen chăm sóc da ít nhất vào mỗi buổi sáng và tối. Và tất nhiên, trong cả buổi ban ngày, cũng có những lúc mà da bỗng nhiên hanh khô (đặc biệt là khi mang thai da dẻ dễ trở nên bất thường và nhạy cảm), nên nếu có dấu hiệu đó hãy chú ý chăm sóc da nhiều hơn bình thường nhé.

Chúc các mẹ an lành đón chào thiên thần nhỏ ra đời!

- by Dr.Chau Japan - USA

 

Share