My Cart

Close

Chiết Xuất Lá Atiso (Artichoke) Và Công Dụng Dưỡng Da Làm Đẹp

Share    

Written by Thạc Sĩ Hanna

• 

Posted on December 11 2020

CHIẾT XUẤT LÁ CÂY ATISO / CYNARA SCOLYMUS (ARTICHOKE) LEAF EXTRACT LÀ GÌ ?

Chiết xuất lá cây Atiso có tên khoa học là Cynara Scolymus (Artichoke) Leaf Extract. Là một chiết xuất thực vật thu được từ những tinh tuý của lá cây Atiso (tên khoa học: Cynara Scolymus, tên tiếng Anh: Artichoke). Atisô có một lịch sử lâu đời và được trồng ở Nhật Bản từ giữa thời kỳ Edo. Búp và lá thường được dùng làm thực phẩm ở phương Tây, và được dùng làm trà thảo mộc ở Việt Nam, Romania, Mexico, v.v.  Ngoài ra chiết xuất lá cây Atiso còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm và làm đẹp.

 

CÔNG DỤNG CỦA CHIẾT XUẤT LÁ CÂY ATISO TRONG NGÀNH MỸ PHẨM LÀM ĐẸP

1. ỨC CHẾ HÌNH THÀNH HẮC SẮC TỐ MELANIN, GIÚP DƯỠNG SÁNG DA, XÓA MỜ THÂM NÁM 

Khi da tiếp xúc với tia cực tím, các chất oxy hoạt tính khác nhau được tạo ra trong các tế bào, mô, và các chất kích hoạt Melanosite khác nhau (chất dẫn truyền tín hiệu) được tiết ra từ các tế bào sừng . Các chất oxy hoạt tính và các chất kích hoạt Melanosite thúc đẩy sự tăng sinh Melanosite và sinh tổng hợp Melanin trực tiếp hoặc gián tiếp.Thêm vào đó một loại cytokine gây viêm được sản sinh, gây ra sự biểu hiện của NF-κB, thúc đẩy tăng sinh Melanosite hơn nữa.

Khi chất hoạt hóa Melanosite được phân phối đến Melanosite, nó sẽ thúc đẩy hoạt động của Tyrosinase và TRP (protein liên quan đến tyrosinase), là những enzyme oxy hóa cần thiết cho sự tổng hợp Melanin và tham gia vào sự tăng sinh của Melanosite. Chiết xuất lá cây Atiso ức chế sự hoạt động của NF-κB,ngăn chặn việc sản xuất các chất hoạt hóa Melanosite được coi là rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự tổng hợp Melanin.

 

2) KÍCH THÍCH SẢN SINH COLLAGEN, CHỐNG LÃO HÓA NHỜ ỨC CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA MMP-1

Các thành phần tạo nên lớp hạ bì nâng đỡ lớp biểu bì từ bên dưới được chia thành các thành phần tế bào và thành phần mô đệm tạo thành mô sợi. Thành phần chính của mô đệm là Collagen. Collagen chiếm phần lớn trong thành phần giữa các kẽ, giữ nước trong sợi Collagen và hỗ trợ độ căng của da.

Collagen bao gồm Collagen loại I (80-85%) và collagen loại III (10-15%) liên kết với nhau theo tỷ lệ không đổi. Có nhiều nhất trong da và xương, có chức năng tạo độ dẻo dai, đàn hồi, hỗ trợ cấu trúc của các mô. Collagen loại III bao gồm các sợi mảnh và có chức năng cung cấp sự dẻo dai và linh hoạt. Các Collagen sẽ bị phân hủy khi già đi hoặc không cần thiết và chuyển thành collagen mới, lúc này Collagenase (là một loại enzyme phân giải protein và collagen) được sản sinh liên tục. Trong số các Collagenase, sẽ có Collagenase giữ nhiệm vụ phân hủy Collagen loại I, được gọi là MMP-1 (Matrix metalloproteinase-1). Chiết xuất lá cây Atiso với công dụng ức chế hoạt động của MMP-1, sẽ giúp duy trì lượng Collagen ổn định trong da, nhờ đó tăng khả năng đàn hồi cho da và chống lại tác nhân lão hoá.

 

3/ BẢO VỆ DA KHỎI TỔN THƯƠNG TỪ TIA TỬ NGOẠI

Chiết xuất lá Atiso giàu cynaropicrin, đây là hoạt chất hữu hiệu được biết đến với công năng giúp cải thiện những tổn thương da gây ra bởi tia tử ngoại UV, và thêm vào đó, còn giúp bảo vệ và đẩy mạnh chức năng tự bảo vệ của da.

 

4/ SE LỖ CHÂN LÔNG

Chiết xuất Atiso (Artichoke) còn là thành phần se lỗ chân lông hữu hiệu. Đó là do thành phần này có khả năng giữ ẩm (khóa ẩm) cao và tạo lớp màng bảo vệ da hiệu quả. Atiso sẽ giúp thu nhỏ lỗ chân lông và giúp cải thiện cơ địa da khỏe khoắn hơn.

Ngoài ra, chiết xuất lá Atiso còn được biết đến với các tính năng tuyệt vời cho sức khỏe như giúp làm giảm huyết áp máu và lượng đường trong máu, giảm lượng Cholesterol có hại, cải thiện sức khỏe của gan và hệ tiêu hóa, cũng như đóng góp tích cực trong việc phòng chống ung thư... Đây là thành phần thiên nhiên tuyệt vời mà các tín đồ chăm sóc da & sức khỏe không nên bỏ lỡ.

 

Các tài liệu khoa học tham khảo:

  1. Sonnante, et al(2007)「The Domestication of Artichoke and Cardoon: From Roman Times to the Genomic Age」Annals of Botany(100)(5),1095-1100.
  2. ジャパンハーブソサエティー(2018)「アーティチョーク」ハーブのすべてがわかる事典,12-13.
  3. 田中 清隆(2006)「光老化におけるNF-κBの関与と新規化粧品原料の抗老化作用」Fragrance Journal(34)(10),52-57.
  4. 朝田 康夫(2002)「メラニンができるメカニズム」美容皮膚科学事典,170-175.
  5. 日光ケミカルズ(2016)「美白剤」パーソナルケアハンドブックⅠ,534-550.
  6. 田中 浩(2019)「美白製品とその作用」日本香粧品学会誌(43)(1),39-43.
  7. Bertagna(1994)「Proopiomelanocortin-derived peptides」Endocrinology & Metabolism Clinics of North America(23)(3),467-485.
  8. Tanaka, et al(2005)「Prevention of the Ultraviolet B-Mediated Skin Photoaging by a Nuclear Factor κB Inhibitor, Parthenolide」Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics(315)(2),624-630.
  9. 高橋 達治(2014)「肌老化に対するサケ鼻軟骨プロテオグリカン及びシナロピクリンによる内外美容効果」Fragrance Journal(42)(1),38-43.
  10. 一丸ファルコス株式会社(2014)「プロオピオメラノコルチン発現抑制剤」特開2014-114241.
  11. “日経ヘルス online Special”(2008)「メラニン合成の促進因子を抑制 肌の光老化を改善するアーティチョーク葉エキス」, <http://wol.nikkeibp.co.jp/nh/report/artichoke0808/02.html> 2018年7月26日アクセス.
  12. 小島 弘之, 他(2005)「アーティチョーク抽出物中のNF-κB抑制成分」日本薬学会 第125年会.
  13. 朝田 康夫(2002)「真皮のしくみと働き」美容皮膚科学事典,28-33.
  14. 清水宏(2018)「真皮」あたらしい皮膚科学 第3版,13-20.
  15. R. Keene, et al(1987)「Type Ⅲ collagen can be present on banded collagen fibrils regardless of fibril diameter」Journal of Cell Biology(105)(5),2393–2402.
  16. 村上 祐子, 他(2013)「加齢にともなうⅢ型コラーゲン/Ⅰ型コラーゲンの比率の減少メカニズム」日本化粧品技術者会誌(47)(4),278-284.
  17. 朝田 康夫(2002)「線維芽細胞の能力低下とは」美容皮膚科学事典,135-137.
 
Share