My Cart

Close

Đừng Dùng Mỹ Phẩm Quảng Cáo "Oil-Free" Nếu Chưa Biết Điều Này!

Share    



VỀ TÁC GIẢ

Dr. Chau là tiến sĩ khoa học, chuyên gia nghiên cứu mỹ phẩm, nhà giáo dục & viết sách tại Nhật & Mỹ. Cô trải qua hơn 20 năm sinh sống và hiện đang làm công việc nghiên cứu phát minh mỹ phẩm mới cho các tập đoàn hàng đầu tại nội địa Nhật Bản & Hoa Kỳ. Với niềm đam mê dành cho mỹ phẩm, Dr. Chau mong muốn truyền đạt những kiến thức mỹ phẩm đúng đắn và khoa học đến với cộng đồng, và chia sẻ bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái cho phụ nữ khắp nơi trên thế giới.

Đăng kí email tại đây để Dr. Chau gửi cho bạn các bài viết mới nhất!



"Mỹ Phẩm OIL-FREE" là cụm từ đã không còn xa lạ với những người yêu làm đẹp. Ý nghĩa của nó rất đơn giản, đúng như những gì mà cái tên "Oil-Free" thể hiện: đó là những sản phẩm mà trong công thức không chứa thành phần dầ. Cũng vì lẽ đó mà mỹ phẩm Oil-Free là một sự chọn lựa lý tưởng cho các bạn da nhờn, vì không dầu sẽ hạn chế khả năng gây bí bít da & sinh mụn.

Đối với những người làm nghiên cứu như chúng tôi, nếu nói đến mỹ phẩm Oil-Free mà trong đó lại chứa thành phần dầu hoặc tương tự dầu, thì quả là một điều vô cùng không thông suốt, không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cụm từ này đang bị "méo mó" bởi những chiêu trò quảng cáo của nhiều hãng mỹ phẩm, trong đó có không ít những hãng tên tuổi. Chia sẻ này không nhằm vào một sản phẩm nào cụ thể, mà muốn nói về tình trạng chung của việc lạm dụng cụm từ "OIL-FREE" để qua mắt người tiêu dùng -  thường không hiểu biết nhiều hoặc không để ý đến bảng thành phần mỹ phẩm.

Bạn có biết rằng: có những loại mỹ phẩm mang tiếng là “OIL-FREE” nhưng còn gây bí bít da hơn cả mỹ phẩm không phải là oil-free hay không? Nghe vô lý quá nhỉ, nhưng đó là sự thật. Và bài viết này sẽ chia sẻ với bạn về điều đó.

 

SỰ CỐ TÌNH LẠM DỤNG CỤM TỪ "OIL-FREE" ... (MỸ PHẨM "NGỤY TRANG" OIL-FREE)

Trên ảnh là một sản phẩm tẩy trang mắt (eye makeup remover) của một nhãn hàng có tiếng tăm trên thế giới. Và đây chỉ là một trong hàng trăm nghìn ví dụ về sự lạm dụng quảng cáo "OIL-FREE" này của các nhãn hàng. Nhìn vào bảng thành phần, đúng là : TẠM CÓ THỂ GỌI LÀ "KHÔNG DẦU" (vì không có một từ "OIL" nào cả). Tuy nhiên, nhà sản xuất THAY THẾ BẰNG MỘT NGUYÊN LIỆU KHÁC CÒN ĐÁNG SỢ HƠN DẦU về khả năng gây bí da. Đó chính là SILICONES (cyclopentasiloxane, cyclohexasiloxane). Và từ kiến thức chuyên môn, tôi có thể khẳng định, silicones có thể chiếm đến gần 50% lọ sản phẩm này.

Bạn hãy thử trả lời câu hỏi này: VÌ LÝ DO GÌ MÀ BẠN CHỌN MỸ PHẨM OIL-FREE ? Tôi đảm bảo câu trả lời chỉ có một thôi: có thể vì da bạn nhiều dầu, có thể vì bạn đang bị (hoặc dễ bị) nổi mụn,v.v... nhưng chung quy lại, BẠN CẦN OIL-FREE CHỈ VÌ BẠN KHÔNG MUỐN BÍ BÍT DA.

Vậy sản phẩm Oil-Free có còn có ý nghĩa gì nữa không, khi không dùng dầu mà lại thay thế dầu bằng một loại chất khác THẬM CHÍ CÒN GÂY BÍ DA HƠN CẢ DẦU ???

 

... ĐẾN NHỮNG NGUY HẠI CHO LÀN DA & MÔI TRƯỜNG!

"SILICONES" là thành phần có lẽ bạn đã từng nghe nhắc đến nhiều. Đây là thành phần giúp sản phẩm có cảm giác sử dụng mỏng nhẹ, trơn mướt, chống nước và tăng độ lâu trôi, được sử dụng rất phổ biến trong nhiều chủng loại sản phẩm, nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là trong son môi, kem nền, tẩy trang, và cả trong các sản phẩm dưỡng da như serum, kem dưỡng nữa. Tuy nhiên, hẳn bạn chưa biết hết những tác hại khôn lường của silicones đối với làn da mong manh của chúng ta:

  • Silicones tạo lớp màng chắn "block" mọi thứ, chính vì thế cực kì gây bí da và bí bít lỗ chân lông. Ngoài ra, còn dễ dàng block cả bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chết lại trên da.
  • Silicones "cô lập" không cho các thành phần dưỡng chất thẩm thấu vào da, vì vậy làm giảm hiệu quả dưỡng da.
  • Cực kì, cực kì & cực kì khó rửa sạch! Ngay cả khi bạn dùng các chất tẩy rửa tổng hợp có khả năng tẩy rửa mạnh đi nữa, vẫn khó tẩy trôi sạch hoàn toàn silicones (trong khi đó, dầu thì có thể tẩy rửa sạch hoàn toàn). Chính vì thế silicones luôn có khuynh hướng tích tụ lại ngày một nhiều trên da, môi, tóc... Bạn có muốn một thành phần hóa học rửa hoài không sạch, tích tụ trên da/môi, rồi đi vào cơ thể ???
  • Cực kì khó phân hủy sinh học, trung bình có thể mất 400~500 năm để phá vỡ cấu trúc, vì vậy cũng là hồi chuông cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự khó phân hủy này  của silicones cũng đem đến mối quan ngại có thể gây ra các vấn đề phá hỏng da, môi, tóc...

 

LÀM SAO ĐỂ TRÁNH MỸ PHẨM "OIL-FREE" NHƯNG KHÔNG THỰC SỰ OIL-FREE ?

1.HÃY BIẾT: SILICONE THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở ĐÂU

Xin nhớ, Dầu không phải là thành phần duy nhất gây bí da, đừng quên Silicones! Trong bài này Dr.C có hướng dẫn chi tiết CÁCH NHẬN BIẾT SILICONES CÓ TRONG MỘT LỌ MỸ PHẨM, bằng cách đọc bảng thành phần mỹ phẩm. Chí ít ra bây giờ bạn cũng hãy nên nhớ sơ bộ: các loại mỹ phẩm nào thường hay chứa Silicone nhé.

Silicones có thể xuất hiện trong TẤT CẢ mọi chủng loại sản phẩm (từ tẩy rửa, skincare đến makeup...). Tuy nhiên, đây là các loại sản phẩm mà trong công thức thường dùng nhiều Silicones nhất, à dùng với hàm lượng cao, có nghĩa là khi mua các loại sản phẩm này, bạn cần chú ý cao độ:

  • Son môi (cả dạng thỏi lẫn dạng kem, dạng lỏng), đặc biệt là SON LÌ.
  • Kem nền (cả dạng kem, dạng cushion, hay dạng thỏi). Đặc biệt, xuất hiện VÔ CÙNG PHỔ BIẾN VÀ VỚI LƯỢNG NHIỀU trong kem nền dạng cushion, dạng thỏi và dạng kem. Dạng phấn bột cũng có thể có nhưng thường rất ít, không đáng bận tâm.
  • Tẩy trang (đặc biệt là tẩy trang mắt, tẩy trang "oil-free")
  • Lăn khử mùi/ khử mồ hôi, đặc biệt các loại ở dạng thỏi.
  • Dầu gội & xả
  • Và hãy chú ý nhiều hơn nếu một sản phẩm quảng cáo "CHỐNG NƯỚC CAO" hoặc "OIL-FREE"

 

2. HÃY NHỚ: KHÔNG CÓ TỪ “DẦU, CHƯA CHẮC ĐÃ “OIL-FREE”

Có những loại dầu tuy không hề có từ "OIL" trong tên gọi, nhưng vẫn là dầu. Ví dụ

  • Các loại dầu hydrocarbon như: Liquid Paraffin, Liquid Petroleum, Petrolatumv…
  • Các loại dầu tổng hợp cấu tạo ester như: C12-15 Alkyl Benzoate, Isopropyl Palmitate, Isopropyl Myristate, Isodecyl Oleate, Decyl Oleate,v… Những tên này kể ra cho các bạn hình dung được khái niệm “dầu không chứa từ OIL” thôi, đó chỉ là một trong số hàng tram nghìn ví dụ mà không thể kể hết tại đây.
  • Và đối với giới chuyên môn, có khi silicones cũng được xem là một loại dầu đấy - dầu silicones.

Nếu bạn không biết chắc thành phần đó có phải là dầu hay không, hãy comment tên thành phần bạn lo ngại bên dưới, Dr.C sẽ giúp bạn giải đáp. Chúc các bạn luôn xinh đẹp cùng những sản phẩm OIL-FREE THẬT.

-by Dr. Chau Japan USA

 

Share