Cách Nhận Biết Sữa Rửa Mặt/ Sữa Tắm/ Dầu Gội Chứa Chất Gây Ung Thư MEA, DEA, TEA Khi Đọc Bảng Thành Phần Mỹ Phẩm (tiếng Anh & tiếng Nhật)
CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀYNội dung này được viết hoặc đã qua thẩm định bởi chuyên gia khoa học, và đăng tải độc quyền tại Mỹ Phẩm Hữu Cơ DR.HC ORGANICS. Vi phạm bản quyền sẽ bị xử lý theo pháp luật.
VỀ TÁC GIẢ
Dr. Chau là tiến sĩ khoa học, chuyên gia nghiên cứu mỹ phẩm, nhà giáo dục & viết sách tại Nhật & Mỹ. Cô trải qua hơn 20 năm sinh sống và hiện đang làm công việc nghiên cứu phát minh mỹ phẩm mới cho các tập đoàn hàng đầu tại nội địa Nhật Bản & Hoa Kỳ. Với niềm đam mê dành cho mỹ phẩm, Dr. Chau mong muốn truyền đạt những kiến thức mỹ phẩm đúng đắn và khoa học đến với cộng đồng, và chia sẻ bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái cho phụ nữ khắp nơi trên thế giới.
Đăng kí email tại đây để Dr. Chau gửi cho bạn các bài viết mới nhất!
Nhân việc thấy nhiều bạn có vẻ quan tâm đến vấn đề “dầu gội/ sữa tắm phải thật nhiều bọt thì xài mới sạch, mới sướng”, và đôi khi lấy đó làm tiêu chí để đánh giá đấy là dầu gội/ sữa tắm tốt nữa, tôi nghĩ mình cần viết bài này, về một loại thành phần được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm vệ sinh cơ thể. Nhờ có NÓ, mà dầu gội/ sữa tắm của các bạn lúc nào cũng rất nhiều bọt, cho cảm giác dùng rất “sướng” . Nhưng ẩn sau NÓ, là nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư mà khoa học đã chứng minh, và có những quốc gia đã cấm sử dụng, tiêu biểu là các nước châu Âu. Rất tiếc là tại Nhật và phần lớn các tiểu bang của Hoa Kỳ, chất này chưa nằm trong danh sách cấm (Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI). Khả năng nó vẫn đang tồn tại trong sữa tắm/ dầu gội nhà bạn là rất cao. Bạn nghĩ gì khi mỗi ngày mình đều va chạm, đều “xối” những hóa-chất-có-khả-năng-gây-ung-thư đó lên khắp đầu tóc, mặt mũi & cơ thể ??
1. “NÓ” (MEA, DEA, TEA) LÀ CHẤT GÌ ?
-“NÓ” là DEA/ TEA/ hay MEA - từ viết tắt của các hợp chất Ethanolamines. Các chất hóa học này có cùng công dụng và tương tư về cấu tạo, nên bên dưới tôi sẽ gọi chung là “dòng họ DEA” (vì DEA xuất hiện phổ biến nhất).
-Các chất này thường được dùng với công dụng làm sệt và TẠO BỌT cho sản phẩm, chính vì thế xuất hiện vô cùng phổ biến trong các sản phẩm cần tạo một lượng bọt nhiều, mà phổ biến nhất là Dầu gội đầu & Sữa tắm. Điều đáng nói là “dòng họ DEA” này được dùng rộng rãi đến nỗi bạn có thể bắt gặp trong hầu hết các sản phẩm tắm gội tràn lan trên thị trường, bất kể thương hiệu to hay nhỏ, và có khi bắt gặp trong cả các sản phẩm dành cho baby, trẻ em nữa…
-Tại sao phải cần bỏ chất tạo bọt vào sản phẩm chi vậy ? Câu trả lờì đã được viết ngay từ đầu bài rồi, là vì có rất nhiều người tiêu dùng thích cảm giác tắm gội có nhiều bọt (bạn có trong số này không ???). Trong khi đó, các chất tẩy rửa dùng trong sản phẩm không thể sản sinh ra đủ lượng bọt hấp dẫn như mong đợi, nhà sản xuất phải sử dụng thêm chất tạo bọt.
-Vậy tại sao không dùng các chất an toàn hơn mà lại dùng những chất bị cảnh báo “nguy hiểm tiềm tàng” ?
Hẳn là bạn bắt đầu nhìn ra rõ vấn đề rồi. Nhưng rất tiếc, không phải chuyện gì cũng có giải pháp ngay. Dĩ nhiên, có nhiều loại chất tạo bọt, từ thiên nhiên đến hóa chất tổng hợp, nhưng “Dòng họ DEA” (các chất tạo bọt hóa học này) vẫn là lựa chọn số 1 của các nhà sản xuất, chỉ bởi 2 nguyên nhân chính:
- Giá thành rẻ, thích hợp cho các sản phẩm mass market (thị trường lớn, sản xuất đại trà).
- Hiệu quả tạo bọt lại cao
Và đối với nhà sản xuất đại trà, họ cũng chỉ cần quan tâm 2 điều trên thôi: rẻ & có năng suất. Về cơ bản, họ không cần quan tâm đến việc “một chất nào đó sắp bị/ có thể bị cấm vì cảnh báo ảnh hưởng sức khỏe”, họ cũng chẳng quan tâm “một chất nào đó đã bị nơi khác cấm rồi”, miễn sao, chất đó chưa bị cấm (ở chỗ họ) thì họ có quyền dùng MỘT CÁCH HỢP PHÁP.
2. SỰ "LỆCH PHA" GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG & NHÀ SẢN XUẤT
Ở trên tôi vừa đề cập đến việc, vì sao sữa tắm/ dầu gội chứa thành phần tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư mà vẫn nhan nhản thấy trên thị trường. Vâng, vì nó quá đáp ứng NHU CẦU CỦA NHÀ SẢN XUẤT.
Nhưng, trên QUAN ĐIỂM CỦA MỘT NGƯỜI TIÊU DÙNG, bạn có muốn dùng 1 sản phẩm như thế không ??? Tôi nghĩ là KHÔNG, nếu bạn biết về sự thật trần trụi của đám bọt “thần thánh” đó. Điều đáng lo ngại là: khác với mỹ phẩm dưỡng da hay trang điểm (là thứ không phải ai cũng dùng), các sản phẩm vệ sinh cơ thể như dầu gội/ sữa tắm lại là thứ mà AI CŨNG SỬ DỤNG, SỬ DỤNG MỖI NGÀY, & SỬ DỤNG VỚI LƯỢNG NHIỀU.
Và một điều nguy hiểm nhất nữa là: NGƯỜI TIÊU DÙNG HAY “TƯỞNG”. Họ TƯỞNG rằng sản phẩm đã bày bán trong những siêu thị lớn, trung tâm thương mại lớn, hay của một thương hiệu lớn, thì chắc chắn đã qua kiểm định và chắc chắn an toàn cho sức khỏe. Đây hoàn toàn là MẶC ĐINH SAI LẦM ! Người ta chỉ kiểm định ở mức độ có chứa chất cấm hay không thôi, còn với những chất CHƯA KỊP CẤM (dù đã được chứng minh phần nào & cảnh báo có nguy hiểm tiềm tàng) thì nhà sản xuất vẫn có thể sử dụng, và họ không phải chịu trách nhiệm gì với bạn nếu bạn dùng chúng. Vì DÙNG HAY KHÔNG DÙNG LÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA BẠN, KHÔNG BIẾT GÌ VỀ THÀNH PHẦN NÊN CỨ MUA DÙNG THÌ CŨNG LÀ DO BẠN.
Trong khi ở một số thị trường châu Á (bao gồm cả Nhật Bản) sản phẩm chứa MEA, DEA, TEA vẫn còn nhan nhản, thì tại các nước châu Âu & tiểu bang California (Hoa Kì) đã xếp “dòng họ DEA” này vào danh sách những chất hóa học nguy hiểm có khả năng gây ung thư và ĐÃ CẤM SỬ DỤNG.
Châu Âu & California quá nhanh?, hay những nơi khác đang hành động quá chậm?
Chỉ thấy trước giờ, đùng một cái, khi các Cục các Bộ các ban ngành cấp cao tuyên bố “chất A nguy hiểm, chất B độc hại”, ra lệnh cấm, ra lệnh thu hồi sản phẩm v.v…, thì người tiêu dùng mới vỡ lẽ, “TÉ NGỬA” VÌ ĐÃ NHẬN RẤT NHIỀU “QUẢ ĐẮNG” rồi ! Bạn thử nhớ lại câu chuyện về 5 dẫn xuất Paraben đã bị cấm tại VN năm ngoái xem - cơn náo loạn đó chính là một ví dụ điển hình.
3. CÁCH NHẬN BIẾT “DÒNG HỌ DEA” (MEA, DEA, TEA) TRÊN LỌ SẢN PHẨM CỦA BẠN (BẰNG TIẾNG ANH & NHẬT)
Chỉ cần xem bảng thành phần. Tránh các thành phần mà trong tên gọi có cụm từ MEA, DEA, TEA hoặc TRIETHANOAMINE.
Và đây là những cái tên phổ biến đại diện cho “dòng họ DEA” này. Nếu có xuất hiện trên lọ dầu gội/ sữa tắm nhà bạn, đã đến lúc bạn cần phải suy nghĩ.
THÀNH PHẦN CHỨA CỤM TỪ “DEA”
- COCAMIDE DEA, コカミドDEA
- LAURAMIDE DEA, ラウラミド DEA
- MYRISTAMIDE DEA, ミリスタミドDEA
- OLEAMIDE DEA, オレアミド DEA
- DEA- CETYL PHOSPHATE, セチルリン酸DEA
- DEA OLETH-3 PHOSPHATE, オレス-3 リン酸DEA
THÀNH PHẦN CHỨA CỤM TỪ “MEA
- COCAMIDE MEA, コカミドMEA
- STEARAMIDE MEA, ステアラミド MEA
- LINOLEAMIDE MEA, リノレアミド MEA
THÀNH PHẦN CHỨA CỤM TỪ “TEA”
- TEA (hoặc có sản phẩm viết đầy đủ ra là TRIETHANOLAMINE), トリエタノラミン
- TEA - LAURYL SULFATE, TEA-ラウリル硫酸
Bạn sẽ tự bảo vệ mình? Hay chờ người khác bảo vệ mình? Điều đó phụ thuộc vào CHÍNH BẠN.
-by Dr. Chau Japan - USA
Quan điểm của DR.HC với MEA/ DEA/ TEA
Tất cả mỹ phẩm DR.HC TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng MEA/ DEA/ TEA vì những ảnh hưởng tiêu cực mà các thành phần này đem đến cho làn da & sức khỏe người tiêu dùng
Click ảnh hoặc LINK NÀY để shopping mỹ phẩm Organic không chứa MEA/ DEA/ TEA
Bình luận
0 Bình luận
XEM CÁC BÀI KHÁC THEO CHỦ ĐỀ
BÍ QUYẾT CHỐNG LÃO HÓA - BÍ QUYẾT CHỐNG NẮNG - BÍ QUYẾT KIỀM NHỜN - BÍ QUYẾT RỬA MẶT - BÍ QUYẾT TRẮNG DA - BÍ QUYẾT TRỊ MỤN, THÂM, SẸO - CHĂM SÓC MẸ BẦU - CHĂM SÓC BABY - KIẾN THỨC LOẠI DA - KIẾN THỨC MỸ PHẨM - REVIEW MỸ PHẨM - CHĂM SÓC DA MẶT & MAKEUP - CHĂM SÓC TÓC & BODY - CHĂM SÓC SỨC KHỎE - THÀNH PHẦN MỸ PHẨM HIỆU QUẢ - THÀNH PHẦN MỸ PHẨM GÂY HẠI - TIN TỨC & TẢN MẠN