NỘI DUNG GIỎ HÀNG

Đóng

Vì Sao Các Hạt Nhựa Microbeads Bị Cấm Dùng Trong Mỹ Phẩm?

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY    



VỀ TÁC GIẢ

Dr. Chau là tiến sĩ khoa học, chuyên gia nghiên cứu mỹ phẩm, nhà giáo dục & viết sách tại Nhật & Mỹ. Cô trải qua hơn 20 năm sinh sống và hiện đang làm công việc nghiên cứu phát minh mỹ phẩm mới cho các tập đoàn hàng đầu tại nội địa Nhật Bản & Hoa Kỳ. Với niềm đam mê dành cho mỹ phẩm, Dr. Chau mong muốn truyền đạt những kiến thức mỹ phẩm đúng đắn và khoa học đến với cộng đồng, và chia sẻ bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái cho phụ nữ khắp nơi trên thế giới.

Đăng kí email tại đây để Dr. Chau gửi cho bạn các bài viết mới nhất!



Có lẽ bạn đã từng nhìn thấy một số loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt, sữa tắm, tẩy da chết, kem đánh răng v.v… trong suốt chứa các hạt nhiều sắc màu đẹp mắt. Các hạt này được gọi là microbeads. Và ngược lại với “dung nhan mỹ miều” bắt mắt mà nó đem lại cho sản phẩm, các hạt microbeads này đã bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm tại Mỹ từ năm 2015, và cũng bị cấm tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Lý do vì đâu ???

 

CÁC HẠT MICROBEADS CÓ HẠI NHƯ THẾ NÀO?

Nghe có vẻ buồn cười nhưng lại là sự thật: món sushi của bạn có thể chứa độc tố của các hạt mà bạn thải ra từ …sữa tắm.

Các hạt microbeads trông nhỏ bé là thế nhưng lại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường sống của chúng ta. Vì không thể phân hủy, nên các hạt nhựa này sau khi sử dụng sẽ theo cống rãnh thải trực tiếp ra khắp sông hồ và đại dương. Ước tính hàng tỉ hạt được thải ra mỗi ngày. Các hạt microbeads này đem độc tố vào nguồn nước, và chúng cũng hấp thụ các chất ô nhiễm khác bị thải ra trong môi trường như thuốc trừ sâu, dầu máy, chất thải công nghiệp và biến thành "các hạt chứa độc" thực sự… Rồi khi vô tình trở thành “thức ăn” cho cá và các sinh thể sống dưới nước, độc tố trong các hạt nhựa sẽ hấp thụ vào tế bào của các loại thủy hải sản, và từ đó đi vào cơ thể con người khi chúng ta thưởng thức các loại thủy hải sản đó… Vòng xoay này là điều hầu hết người tiêu dùng không thể ngờ tới. Bạn dùng sản phẩm chứa hạt microbeads, và chính bạn rước độc tố vào bụng của mình !

Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ một hạt microbead thôi có thể độc hại gấp hàng triệu lần mức độ độc tính của vùng nước xung quanh đó (nơi không chứa hạt microbeads). Và đó chính là lý do rất nhiều tổ chức bảo vệ môi trường tên thế giới đã lên tiếng tranh đấu chống lại microbeads, dẫn đến kết quả là các hạt microbeads bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân tại Mỹ. Hiện tại, Canada, Úc, Anh, và nhiều quốc gia tiên tiến khác trên thế giới cũng đang cân nhắc việc đưa vào hiến pháp luật cấm sử dụng các hạt microbeads trong mỹ phẩm.

Vòng xoay hệ sinh thái: độc tố từ các hạt microbeads lại trở về trong dạ dày của bạn. Hạt microbeads trở thành "thức ăn" cho cá, từ đó lan truyền độc tố vào nguồn thức ăn của con người.

 

 

CÁCH NHẬN BIẾT HẠT MICROBEADS TRONG MỸ PHẨM?

Hầu hết người tiêu dùng đều lầm tưởng rằng các hạt microbeads này là một loại “công nghệ cao” gì đó của ngành mỹ phẩm. Thực chất, đó chỉ là những hạt nhựa, không thể phân hủy. Do đó các hạt microbeads này còn có tên gọi khác là microplastics. Tại Mỹ, FDA quy định các hạt nhựa này nếu chứa trong sản phẩm phải được ghi rõ trên bảng thành phần, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng quy định như vậy, nên nếu thấy các hạt này trong sản phẩm (các hạt này thường nhỏ hơn 2mm), bạn cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu rõ nguồn gốc và uy tín của thương hiệu.

Trường hợp sản phẩm của thương hiệu lớn (có độ uy tín nhất định), bạn có thể check bảng thành phần để biết sản phẩm đó có chứa các hạt microbeads độc hại này không.

Nếu bạn không muốn góp phần lan tỏa những hóa chất độc hại vào cơ thể con người và gây ô nhiễm hệ sinh thái, hãy dừng ngay việc mua và sử dụng những món mỹ phẩm đẹp mắt có chứa những thành phần này. Đây là tên các thành phần thường dùng chế tạo hạt microbeads.

  • Polyethylene (PE) … ポリエチレン
  • Polypropylene (PP) … ポリプロピレン
  • Polyethylene terephthalate (PET) … ポリエチレンテレフタレート
  • Polymethyl methacrylate (PMMA) … ポリメチルメタクリレート

 

DR.HC CÓ DÙNG HẠT MICROBEADS TRONG SẢN PHẨM KHÔNG ?

Các nhà sản xuất chuộng microbeads vì nguồn cung cấp dồi dào, và đương nhiên vì giá thành rẻ.  Và như vậy dễ dàng đặt đến mục đích một sản phẩm có bề ngoài bắt mắt, trông có vẻ "công nghệ cao" nhưng chi phí lại rẻ bọt bèo. Tuy nhiên, đó không phải là tiêu chí của DR.HC .

Quan điểm của DR.HC với MICROBEADS

Tất cả mỹ phẩm DR.HC TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng các hạt MICROBEADS gây ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái & sức khỏe con người.

 

-by Dr. Chau Japan USA

 

Nội dung bài viết có tham khảo từ các nghiên cứu khoa học:
*D. Barnes, F. Galgani, R. Thompson, M. Barlaz, Accumulation and fragmentation of plastic debris in global environments. Phil. Trans. R. Soc. B. 364, 1985-1998 (2009).
*Yukie Mato, Tomohiko Isobe, Hideshige Takada, Haruyuki Kanehiro, Chiyoko Ohtake, and Tsuguchika Kaminuma, Plastic Resin Pellets as a Transport Medium for Toxic Chemicals in the Marine Environment, Environ. Sci. Technol., 2001, 35 (2), pp 318–324 (h)
*Chelsea M. Rochman, Eunha Hoh, Tomofumi Kurobe & Swee J. Teh, Ingested plastic transfers hazardous chemicals to fish and induces hepatic stress, Scientific Reports 3,Article number: 3263.

 

 

 

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY