My Cart

Close

Mụn Kinh Nguyệt: Cách Trị Mụn Nội Tiết Gần Kỳ Kinh Nguyệt

Share    



VỀ TÁC GIẢ

Dr. Chau là tiến sĩ khoa học, chuyên gia nghiên cứu mỹ phẩm, nhà giáo dục & viết sách tại Nhật & Mỹ. Cô trải qua hơn 20 năm sinh sống và hiện đang làm công việc nghiên cứu phát minh mỹ phẩm mới cho các tập đoàn hàng đầu tại nội địa Nhật Bản & Hoa Kỳ. Với niềm đam mê dành cho mỹ phẩm, Dr. Chau mong muốn truyền đạt những kiến thức mỹ phẩm đúng đắn và khoa học đến với cộng đồng, và chia sẻ bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái cho phụ nữ khắp nơi trên thế giới.

Đăng kí email tại đây để Dr. Chau gửi cho bạn các bài viết mới nhất!



Không ít bạn gặp phải tình trạng "hay bị nổi mụn trước/ trong những ngày đèn đỏ". Đúng vậy, thực tế là gần trước ngày "đèn đỏ", nhiều chị em phụ nữ thường hay nổi mụn, đây là một loại mụn nội tiết, tạm gọi là "Mụn Kinh Nguyệt". Vậy "Mụn Kinh Nguyệt" có thực sự là vấn đề nghiêm trọng đáng lo lắng không? Làm sao để chữa trị ?

 

VÌ SAO BỊ "MỤN KINH NGUYỆT" ?

Một chu kì kinh nguyệt bình quân là 28 ngày. Sau khi trứng rụng (khoảng ngày 14, tức ngay giữa chu kì), nội tiết tố nữ Progesterone bắt đầu tăng mạnh kích thích da tiết ra nhiều dầu nhờn (sebum) hơn, nó đạt đỉnh điểm khoảng 1 tuần sau đó (tức, đại khái khoảng ngày thứ 21 của chu kì đó, và là khoảng 1 tuần trước khi bắt đầu chu kì sau). Sự thay đổi nội tiết tố nữ đột ngột này chính là nguyên nhân khiến phái nữ thường nổi mụn trong khoảng 10 ngày ~1 tuần trước khi có kinh nguyệt. "Mụn đèn đỏ" là 1 trong các loại mụn nội tiết.

   

"MỤN KINH NGUYỆT" CÓ LÀ VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG ?

Câu trả lời là: Không nên quá lo lắng về "Mụn Kinh Nguyệt". Nó là phản ứng rất bình thường của cơ thể , giống như gặp lạnh thì co lại mà gặp nóng thì toát mồ hôi vậy. Tuy "mụn đèn đỏ" là do nội tiết đột ngột thay đổi, nhưng sự thay đổi này chỉ mang tính nhất thời. Bạn gái không nên lo lắng quá mức hay nghĩ đến nó như "một vấn đề da" nghiêm trọng.  Vì sau khi xuất kinh, thì nội tiết trở về bình thường, mụn cũng tự nhiên ngưng bộc phát (dân gian có khi bảo rằng "do máu xấu xuất ra nên da đẹp trở lại", nhưng thật chất điều này không đúng về mặt khoa học, sự trùng hợp của việc hết kinh-hết mụn là do nội tiết quay trở lại bình thường).

 

TRỊ "MỤN KINH NGUYỆT" NHƯ THẾ NÀO ?

1. CHUẨN BỊ TÂM LÝ

Ổn định tâm lý, sẵn sàng ở tư thế "chịu đựng" nó trong thời gian kéo dài khoảng 1 tuần đó. Có khi không cần làm gì mụn cũng tự hết. Có khi chăm sóc sai cách, dùng mỹ phẩm linh tinh lại khiến mụn bộc phát nhiều hoặc nặng hơn.

2. TẨY DA CHẾT:

Sự thay đổi nội tiết có thể kích thích da chết sản sinh nhiều hơn, dễ tắc nghẽn trong lỗ chân lông để sinh mụn hơn. Đừng quên tẩy da chết nếu bạn biết sắp đến ngày "đèn đỏ" để phòng tránh mụn. Tuy nhiên, không cần thiết đến mức phải tẩy da chết "quá độ" (vd: dùng sản phẩm tẩy da chết mạnh với tần suất nhiều hơn 2-3 lần/ tuần), chỉ dễ gây bào mòn da và dễ viêm nhiễm.

3. DƯỠNG DA THEO NGUYÊN TẮC "CẤP ẨM, KIỀM NHỜN"

Về cơ bản, duy trì việc dưỡng da như routine bình thường mà bạn cảm thấy thích hợp từ trước đến giờ là được. Chỉ chú ý là,

  • Nếu bình thường bạn da khô và hay dùng các sản phẩm chuyên cho da khô, thì bây giờ nên đổi qua loại sản phẩm cấp ẩm nhưng vẫn Oil-free (không dầu).
  • Nếu bạn da nhờn thì dùng ưu tiên các loại mỹ phẩm kiềm nhờn. Nếu da vốn da thiên nhờn thì giai đoạn này có thể trở nên rất nhờn, hãy dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ kiềm nhờn từ bên ngoài như XỊT KHOÁNG GREEN TEA hay GIẤY THẤM DẦU nhé.

4. DÙNG MỸ PHẨM ĐẶC TRỊ MỤN KHI CẦN THIẾT

Mụn "đèn đỏ", nếu nhẹ thì ở mức Mụn đầu trắng hay Mụn đầu đen các bạn có thể tự tay nặn được. Nặng hơn (thường do không giữ vệ sinh da) thì mụn có thể phát triển lên thành Mụn viêm , nhưng cũng chỉ ở mức độ lấm tấm một vài nốt. Tùy theo tình trạng mụn biểu hiện ra bên ngoài, có thể nhờ chuyên gia giúp tư vấn cho bạn một bộ trị mụn thích hợp.

5. CHÚ Ý CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Uống nhiều nước, ăn nhiều rau và bổ sung vitamin. Uống một ly trà xanh mỗi ngày (trà xanh chứa nhiều dưỡng chất chống lão hóa và viêm da) cũng giúp ích cho việc da khỏe & hạn chế mụn. -Hạn chế ăn nhiều đường, đồ chiên rán... Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây nóng người.

6. CHÚ Ý GIẤC NGỦ

Ngủ sớm hơn bình thường một chút & ngủ đủ giấc trong giai đoạn này, sẽ giúp cơ thể bớt mệt & hạn chế "mụn đèn đỏ".

7. TẬP THỂ DỤC NHẸ NHÀNG

Vận động nhẹ nhàng điều độ trong thời gian này không những giúp hạn chế một số triệu chứng như đau bụng kinh, lại giúp lưu thông máu huyết, cải thiện quá trình trao đổi chất, và giúp da thải độc tố hiệu quả, từ đó phòng chống và cải thiện "mụn đèn đỏ". Chúc các bạn luôn xinh đẹp & tự tin mỗi ngày !

-by Dr. Chau Japan USA
Share